Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long
Ở thủ đô, tất cả những món ăn đều được nâng lên thành nghệ thuật và món bún chả Hà Nội cũng không phải là một ngoại lệ. Năm 2013, món bún chả của Hà Nội (trong số 12 món ăn tinh túy của Việt Nam) đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là những món ăn đạt kỷ lục ẩm thực. Những món ăn ngon ở đâu cũng có nhưng chỉ riêng ở Hà Nội mới ra được cái chất vị đặc trưng và sang quí!
Cách đây khoảng 30 năm, món quí đãi khách hoặc để dành cả nhà ăn cuối tuần thường là bún chả. Nhưng cũng phải qua cái thời tem phiếu, bao cấp mới có thể mua được nhiều thịt mà chế biến cái món rất ngon ấy thành mốt như thế. Có một lần tôi được làm khách của một người phụ nữ Hà Nội rất xinh đẹp và khéo léo. Chị vừa làm vừa nói chuyện: Thịt để ướp có công thức rồi em ạ. Nhưng làm món này cũng mỗi người mỗi ý, từ khâu ướp thịt, rồi cách nướng, cách quạt chả... Nhưng nước chấm thì em thấy đấy, không thể thiếu món đu đủ xanh. Vì nó ngon đã đành nhưng ăn đu đủ sẽ không bị đầy bụng. Mình mời khách đến nhà, muốn họ ăn nhiều nhưng không thể để họ mang cái bụng ậm ạch vì no được. Nghe chị nói thật thích. Những người phụ nữ Hà Nội như chị từ những năm trước đầy khó khăn vẫn thường “nhịn miệng đãi khách đường xa”, giờ có điều kiện, luôn muốn được làm những món thật ngon chiều lòng khách. Cái sự ý tứ, tế nhị đó thực sự bây giờ ở Hà Nội cũng không còn nhiều. Hôm đó, món bún chả của chị có đủ cả chả băm, chả miếng, cả nem rán, một đĩa rau sống tươi mát, một bát nước chấm pha rất đẹp, rất ngon, rất vừa các vị với ớt tỏi nổi đều trên mặt. Món ăn ngon, bày biện đẹp, chủ nhà ân cần, chu đáo thực sự đã làm tôi thấu được cái tình trong ẩm thực!
Bún chả bây giờ nhiều vô kể ngoài đường. Vào mùa hè, khó tìm được con phố đông dân nào không có ít nhất một hàng bún chả. Đông người bán thế mà chưa thấy ai kêu hàng bị ế. Bún chả Cầu Gỗ, hàng Mành, hàng Quạt, hàng Than, hàng Bạc, rồi Nguyễn Du, Nguyễn Biểu, bún chả chợ Ngô Sỹ Liên, chợ Đồng Xuân... mỗi hàng một nét ngon. Những hàng dùng cặp chả bằng tre để nướng theo lối xưa dù có phố nhỏ, ngõ nhỏ, bàn ghế tuềnh toàng vẫn được nhiều người tìm đến. Bây giờ, nhiều người Hà Nội cũng thích ăn bún chả từ sáng sớm chứ chẳng cứ phải đợi tới trưa hay chiều.
Cũng chẳng phải đợi đến khi thế giới công nhận chúng ta mới biết quí, biết trân trọng những món ngon tuyệt vời cứ mỗi sáng mở mắt ra đã thấy. Nhưng khi đã được ghi nhận, được ca ngợi, được nhiều người tìm đến thì những món ngon này càng phải được chăm chút công phu nhiều hơn. Suy nghĩ tích cực này nằm sâu trong văn hóa ẩm thực.
Cách đây khoảng 30 năm, món quí đãi khách hoặc để dành cả nhà ăn cuối tuần thường là bún chả. Nhưng cũng phải qua cái thời tem phiếu, bao cấp mới có thể mua được nhiều thịt mà chế biến cái món rất ngon ấy thành mốt như thế. Có một lần tôi được làm khách của một người phụ nữ Hà Nội rất xinh đẹp và khéo léo. Chị vừa làm vừa nói chuyện: Thịt để ướp có công thức rồi em ạ. Nhưng làm món này cũng mỗi người mỗi ý, từ khâu ướp thịt, rồi cách nướng, cách quạt chả... Nhưng nước chấm thì em thấy đấy, không thể thiếu món đu đủ xanh. Vì nó ngon đã đành nhưng ăn đu đủ sẽ không bị đầy bụng. Mình mời khách đến nhà, muốn họ ăn nhiều nhưng không thể để họ mang cái bụng ậm ạch vì no được. Nghe chị nói thật thích. Những người phụ nữ Hà Nội như chị từ những năm trước đầy khó khăn vẫn thường “nhịn miệng đãi khách đường xa”, giờ có điều kiện, luôn muốn được làm những món thật ngon chiều lòng khách. Cái sự ý tứ, tế nhị đó thực sự bây giờ ở Hà Nội cũng không còn nhiều. Hôm đó, món bún chả của chị có đủ cả chả băm, chả miếng, cả nem rán, một đĩa rau sống tươi mát, một bát nước chấm pha rất đẹp, rất ngon, rất vừa các vị với ớt tỏi nổi đều trên mặt. Món ăn ngon, bày biện đẹp, chủ nhà ân cần, chu đáo thực sự đã làm tôi thấu được cái tình trong ẩm thực!
Bún chả bây giờ nhiều vô kể ngoài đường. Vào mùa hè, khó tìm được con phố đông dân nào không có ít nhất một hàng bún chả. Đông người bán thế mà chưa thấy ai kêu hàng bị ế. Bún chả Cầu Gỗ, hàng Mành, hàng Quạt, hàng Than, hàng Bạc, rồi Nguyễn Du, Nguyễn Biểu, bún chả chợ Ngô Sỹ Liên, chợ Đồng Xuân... mỗi hàng một nét ngon. Những hàng dùng cặp chả bằng tre để nướng theo lối xưa dù có phố nhỏ, ngõ nhỏ, bàn ghế tuềnh toàng vẫn được nhiều người tìm đến. Bây giờ, nhiều người Hà Nội cũng thích ăn bún chả từ sáng sớm chứ chẳng cứ phải đợi tới trưa hay chiều.
Cũng chẳng phải đợi đến khi thế giới công nhận chúng ta mới biết quí, biết trân trọng những món ngon tuyệt vời cứ mỗi sáng mở mắt ra đã thấy. Nhưng khi đã được ghi nhận, được ca ngợi, được nhiều người tìm đến thì những món ngon này càng phải được chăm chút công phu nhiều hơn. Suy nghĩ tích cực này nằm sâu trong văn hóa ẩm thực.
Theo Hanoi Times
Nhận xét
Đăng nhận xét